Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Chọn cậu kiểng phù hợp với thế cây bonsai


Việc sở hữu những chậu cây bonsai đẹp không những mang đến cho không gian sống của bạn đẹp hơn mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên để làm được điều này thì ngoài những phương pháp chăm sóc, tạo dáng bonsai thì lựa chọn chậu kiểng cũng vô cùng quan trọng.

Những chậu bonsai phổ biến hiện nay là chậu xi măngchậu kiểng…tùy theo hình dáng, kích thước của cây bonsai mà bạn cũng lựa chọn từng loại chậu cho phù hợp. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẽ với bạn một số kinh nghiệm chọn chau kieng phù hợp với các thế Bonsai khác nhau:



+ Thế Bonsai thẳng đứng, chọn chậu hình chữ nhật hay bầu dục, với bề sâu sắp xỉ bằng đường kính thân cây và bề rộng tương ứng với bóng tán lá rũ xuống.



+ Thế Bonsai hơi nghiêng, chọn chậu kiểng tròn, vuông, bầu dục hay hình chữ nhật có bề sâu gần bằng đường kính thân cây.
+ Thế Bonsai nghiêng, chọn chậu có cạnh thẳng đứng và hơi sâu, nếu có rễ nổi lên mặt đất, chọn chậu hơi rộng một chút để có thế cân bằng và ổn định.
+ Thế Bonsai nửa thác đổ, chọn chậu xi măng vuông, lục giác, hay tròn có miệng hẹp nhưng sâu.
+ Thế Bonsai thác đổ, chọn chậu hẹp và sâu.
+ Thế Bonsai gió đùa, chọn chậu tròn hay vuông khá sâu, thường gấp 3-4 lần đường kính thân, và đường kính chậu lại hẹp để cân bằng thẩm mỹ và kiểu dáng.



+ Thế Bonsai văn nhân, chọn chậu tròn vuông, lục giác, loe miệng nhỏ hơi sâu, thường lớn hơn đường kính thân cây một chút, như vậy nó phù hợp với dáng cao, mảnh mai của cây.



+ Thế Bonsai dáng chổi, chọn chau kieng nông, rộng, đứng.
+ Thế Bonsai hai thân, chọn chậu hình bầu dục, nông
+ Thế Bonsai nhiều thân chọn chậu nông, rộng.
+ Thế Bonsai lùm bụi, rừng cây, chọn chau xi mang rộng và rất nông hình tròn hay bầu dục.



+ Thế Bonsai bè gỗ, chọn chậu rộng và đất nông (như khay).
+ Thế Bonsai đá bám, nếu bộ rễ vừa bám đá vừa bám đất thì chọn chậu hơi sâu, nếu bộ rễ chỉ bám đá thì chọn chậu rất nông (như khay) để tảng đá đó lên lớp cát mỏng hay sỏi nhỏ.